Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2016

Khí CO từ xe ôtô âm thầm gây chết người ra sao?



Để đề phòng mối nguy hiểm này, các chuyên gia kỹ thuật khuyên nếu phải chờ đợi lâu hoặc ngủ trong xe đang dừng và phải bật điều hòa, hãy hạ bớt cửa kính để không khí lưu thông. Nhưng thậm chí đã làm như thế này, vẫn nên đặt đồng hồ báo thức giữa quãng khoảng một tiếng để tỉnh dậy, hạ hết kính hoặc bước ra ngoài hít thở không khí trong lành.

 Nếu ở trong không gian kín như cabin ôtô, điều hòa lấy gió mang theo CO vào, con người sẽ trực tiếp hít phải CO sẽ phá vỡ cấu trúc hồng cầu khiến máu không cung cấp đủ oxi cho các tế bào, dẫn tới hôn mê, tử vong.

Trên xe có hai bộ phận chính thải ra khí trong quá trình hoạt động là động cơ và điều hòa. Nếu điều hòa thải ra CFCs (chlorofluorocarbons), với thành phần gồm clo, flo và carbon, loại khí thải này trực tiếp ảnh hưởng đến tầng ozone, làm trái đất nóng lên.

Tuy nhiên khí thải điều hòa ôtô lại không trực tiếp ảnh hưởng ngay đến sức khỏe con người. Trong khi đó, khí thải từ động cơ đốt trong lại nguy hại. Tùy thuộc động cơ xăng hay diesel mà các chất khí thải khác nhau, nhưng nhìn chung, thoát ra khỏi cổ ống xả gồm ni-tơ oxít NOx (NO, NO2), oxi (O2), carbonic (CO2), nước H2O và carbon mono-oxít (CO).


Nhiều người lầm tưởng CO2 là chất nguy hại nhất trong khí thải, vì con người hô hấp hít O2 và thở ra CO2. Nhưng thực tế, CO2 là chất gây ra hiệu ứng nhà kính (greenhouse), còn để gây ra những trường hợp ngạt khí thì CO (carbon monoxide) lại mới là thủ phạm.

CO (carbon monoxide) là thủ phạm gây ngạt thở cho nhiều trường hợp chết trên ô tô khi ngủ quên.
Quá trình đốt trong của động cơ ôtô, xe máy là phản ứng hóa học giữa nhiên liệu (xăng, diesel) và không khí. Do lượng không khí đưa vào buồng đốt gấp gáp trong mỗi chu kỳ, không đủ oxi để phản ứng hết với nhiên liệu, do đó nhiên liệu cháy không hết, sinh ra CO. Trong phản ứng này, nếu O2 tăng thì CO sẽ giảm và ngược lại.

Bởi lý thuyết này, mà những xe trước đây với các công nghệ phun xăng, hút gió còn sơ khai nên lượng xăng dầu thường xuyên không được đốt hết, kéo theo đó khí thải có hàm lượng CO cao. Hiện nay công nghệ tiến bộ, cải tiến để lượng xăng phun vào buồng đốt và lượng gió hút vào hợp lý, đủ đốt cháy hết, vì thế lượng CO thải ra giảm đáng kể.

Nếu ở trong không gian kín như cabin ôtô, điều hòa lấy gió mang theo CO vào, con người sẽ trực tiếp hít phải CO.



Theo các chuyên gia y tế, CO kết hợp với Hemoglobin trong hồng cầu làm biến đổi cấu trúc Hemoglobin, khiến hồng cầu không thể vận chuyển oxi tới các tế bào cơ thể. Do đó, tế bào thiếu hút oxi, rơi vào trạng thái hôn mê, bất tỉnh thậm chí tử vong. Nếu sống thì di chứng về não là rất lớn bởi não không có oxi trong thời gian dài.

Ngủ trong xe bật điều hòa - nguy hiểm chết người

Ở Việt Nam và trên thế giới từng chứng kiến nhiều trường hợp tử vong do nằm ngủ trong xe hơi, đóng kín cửa bật điều hòa, nguyên nhân cũng do hít phải CO. Mới đây hàng chục người ngất xỉu trong siêu thị Big C cũng do hít phải lượng CO tràn ra từ tầng hầm giữ xe.

Nguyên nhân dẫn tới tử vong, theo bác sĩ Babu Shershad từ Trung tâm y tế đầu tiên của Dubai, do hàm lượng oxi giảm và không khí trong xe bị tăng hàm lượng khí carbon monoxide (CO) gây ngộ độc.

Khi đóng kín xe, không khí tự nhiên khó vào bên trong. Điều hòa lại bật liên tục. Nếu chọn chế độ lấy gió trong, xe chỉ làm mát không khí trong xe, mà ít có sự lưu thông với bên ngoài.

Những xe hiện đại, dù ở chế độ lấy gió trong, sau một khoảng thời gian, điều hòa vẫn tự lấy gió ngoài để cân bằng hàm lượng không khí, nhưng trường hợp này, điều hòa lại hút trực tiếp lượng khí xung quanh xe, vốn bị bao trùm bởi khí xả từ ống pô với hàm lượng CO cao, làm giảm lượng oxi, khiến cơ thể không thể hô hấp, mất nước, dịch dẫn tới tử vong.


Không chỉ dừng một chỗ, với trường hợp lái xe đường dài, không khí làm lạnh trên xe với lượng khí không dồi dào như bên ngoài, cũng là nguyên nhân khiến thần kinh và cơ bắp dần uể oải, gây cảm giác mệt mỏi. Do đó, tài xế nên nghỉ giữa hành trình nhiều lần để ra ngoài hít thở.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét