Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2016

Từ ngày 1/8 ô tô nhà ở lưu động được mang vào Việt Nam


Cụ thể, chậm nhất sau ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Giao thông Vận tải phải có văn bản chấp thuận việc phương tiện cơ giới nước ngoài tham gia giao thông tại Việt Nam. Trường hợp không chấp thuận, cũng phải có văn bản trả lời trong thời gian ba ngày làm việc và nêu rõ lý do.

 Bắt đầu từ tháng 8, ngoài loại xe có tay lái ở bên trái từ 9 chỗ trở xuống, Chính phủ chấp thuận cho người nước ngoài mang thêm ôtô nhà ở lưu động vào Việt Nam.

Nhằm cải thiện môi trường du lịch Việt Nam, Chính phủ đã quyết định sửa đổi quy định về quản lý phương tiện cơ giới do người nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch bằng việc đưa ra Nghị định 57 (ngày 16-6-2015) thay thế Nghị định 152 (năm 2013).

Theo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều về quản lý phương tiện cơ giới do người nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch, có hiệu lực từ 1/8 tới đây, đã lới rộng thêm loại phương tiện cho người nước ngoài mang vào Việt Nam, cụ thể đó là xe ôtô nhà ở lưu động có tay lái ở bên trái.

Trước đó, theo quy định cũ vào năm 2013 thì người nước ngoài chỉ được mang ôtô chở khách có tay lái ở bên trái từ 9 chỗ ngồi trở xuống và môtô.

Nhằm cải thiện môi trường du lịch Việt Nam, Chính phủ đã quyết định sửa đổi quy định về quản lý phương tiện cơ giới do người nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch
Để được chấp thuận cho phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam, thì các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam phải gửi đến Bộ Giao thông vận tải một bộ hồ sơ, gồm Công văn đề nghị trong đó nêu rõ số lượng phương tiện, số lượng người, ngày và cửa khẩu nhập cảnh, ngày và cửa khẩu xuất cảnh, lộ trình các tuyến đường đi trong chương trình du lịch; Bản sao các giấy tờ liên quan kèm theo danh sách người điều khiển phương tiện; Danh sách phương tiện, biển số xe, màu sơn, số khung, số máy...

Theo quy định, với trường hợp phương tiện cơ giới nước ngoài vào Việt Nam du lịch phải có phương tiện đi trước để dẫn đường. Phương tiện dẫn đường là ôtô hoặc môtô (nếu khách du lịch mang môtô) do doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam bố trí và phải được gắn logo hoặc cắm cờ có biểu tượng của doanh nghiệp đó.



Phải tham gia giao thông trong phạm vi tuyến đường và thời gian lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam theo đúng quy định tại Việt Nam và người điều khiển phương tiện cơ giới nước ngoài vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì bị xử lý theo quy định.

Không chỉ cho phép thêm xe ô tô nhà ở lưu động nước ngoài được tham gia giao thông ở Việt Nam, nghị định mới còn quy định rút ngắn thời gian Bộ Giao thông Vận tải xem xét chấp thuận việc phương tiện cơ giới nước ngoài tham gia giao thông tại Việt Nam từ năm ngày hiện nay xuống còn ba ngày.

Theo quy định, văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông Vận tải cũng sẽ được gửi đến Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan để phối hợp quản lý.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét